Khám phá lịch sử Iran ẩn chứa trong những tấm thảm Ba tư

Thảm Ba Tư từ lâu đời đã trở thành thương hiệu nổi tiếng toàn thế giới vì chất lượng tuyệt hảo, độ tinh xảo của người thợ thủ công và trên hết là cả một truyền thống văn hoá lâu đời đằng sau nó. Thảm Ba Tư ra đời từ hơn 2.500 năm trước và được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác trong các gia đình ở Iran. Tại Iran, tuỳ vào mỗi vùng miền mà người dân ưa dùng một kiểu dáng thảm khác nhau. Ở hầu hết trong mỗi căn nhà của người dân Iran đều có một tấm thảm trang trí.

Một lịch sử lâu đời
 
Đã từ rất lâu loài người vẫn suy nghĩ tìm kiếm cho mình một tấm chiếu trải và một tấm chăn đắp phù hợp để có thể bảo vệ cơ thể khỏi mưa gió, đồng thời cách ly cơ thể khỏi thời tiết nóng nực, cũng như giá rét. Tổ chim và sự đan xen của các cây leo đã hướng con người đến việc đan, dệt.
Những người nguyên thủy đã đạt đến kỹ thuật đan giỏ từ các thân cây leo và vỏ cây, sử dụng lông của những con vật sống trong thời nguyên thuỷ, tuy nhiên tấm thảm trải dệt từ những chất liệu này không được êm ái cho lắm.
Phụ nữ là những người đầu tiên tham gia vào công việc này, họ đã tìm ra các cách dệt chăn, chiếu, yên ngựa và giỏ xách… được làm bằng tay. Những tấm chiếu sơ khai được dệt nên từ các tấm da mềm của động vật, sợi dây thực vật mềm và đay, nhưng cùng với chiều hướng phát triển của xã hội và sự suy giảm sản phẩm trong săn bắn, nhu cầu sản xuất thảm ngày một tăng cao, nghề dệt được mở ra.
 
Những mảnh thảm lâu đời nhất được tìm thấy ở Đông Turkistan, vào khoảng thế kỷ 3-5 sau CN, và cũng có một vài mảnh thảm dệt bằng tay thời Seljuk ở Tiểu Á được trưng bày ở nhà thờ Hồi giáo Ala’edin ở Konya và nhà thờ Hồi giáo Ashrafoghlu ở Beyshehir, Thổ Nhĩ Kỳ. Những mảnh thảm này lôi cuốn sự chú ý của một số nhà nghiên cứu ở đầu thế kỷ này, và hiện nay, chúng đang được lưu giữ tại Bảo tàng Nghệ thuật Thổ Nhĩ Kỳ & đạo Hồi ở Istanbul và bảo tàng Mowlana ở Ghonya.
 
Tuy nhiên, trong một cuộc khai quật khảo cổ độc nhất vô nhị vào năm 1949, tấm thảm ngoại lệ Pazyryk được tìm thấy giữa lớp băng giá ở thung lũng Pazyryk, thuộc dãy núi Altai, Siberia. Nó được tìm thấy trong lăng mộ của một hoàng tử Scythia bởi một nhóm các nhà khảo cổ học người Nga dưới sự giám sát của Sergei Ivanovich Rudenko.
Kết quả thử nghiệm cho thấy tấm thảm được dệt vào khoảng thế kỷ thứ 5 trước CN. Những kỹ thuật tân tiến đã được sử dụng để dệt nên tấm thảm Pazyryk cho thấy một quá trình lịch sử dài của sự phát triển và kinh nghiệm lâu đời trong ngành nghệ thuật này. Hầu hết các chuyên gia cho rằng tấm thảm Pazyryk là thành quả của ít nhất một nghìn năm tiến hoá trong kỹ thuật dệt và lịch sử.
Theo như lý thuyết này thì nghệ thuật dệt thảm ở Iran đã có ít nhất 3.500 tuổi. Phẩm nhuộm thảm được chế biến từ tất cả các loại cây, rễ cây và những nguyên tố thiên nhiên khác nhau. Đôi khi những khác biệt tinh tế trong một màu nhuộm có thể xảy ra, nhất là đối với những tấm thảm được dệt bởi những bộ lạc du cư.
Giá trị xuyên thời gian
Thảm Ba Tư vốn nổi tiếng bởi những trang trí, màu sắc, kích cỡ và cách dệt hết sức đa dạng, cầu kỳ khác thường. Hơn thế nữa, sự nổi tiếng đó còn do tính độc nhất vô nhị của mỗi tấm thảm được sản xuất.
Quá trình làm ra một tấm thảm Ba Tư chính là sự thể hiện tính kiên nhẫn của những người thợ dệt thảm.
Quá trình làm ra một tấm thảm Ba Tư chính là sự thể hiện tính kiên nhẫn của những người thợ dệt thảm. Để dệt được một tấm thảm đòi hỏi sự kiên nhẫn của người thợ bởi trong từng centimét vuông là hàng triệu mũi dệt rất tinh tế. Để có được những tấm thảm đẹp, tinh xảo, thợ thủ công cần phải phân loại các sợi chỉ theo từng màu sắc trong số hàng trăm nhóm màu khác nhau.
 
 
Một tấm thảm có giá hàng ngàn, thậm chí hàng chục ngàn đô la (tùy theo kiểu dáng, kích thước và chất liệu). Trung bình của mỗi tấm thảm Ba Tư có giá từ 500 USD trở lên. Giá trị của tấm thảm càng tăng dần theo tuổi thọ và cũng phụ thuộc vào người nghệ nhân dệt nên tấm thảm đó.
 
 
Len, lụa, cotton là những chất liệu được ưu tiêu hàng đầu để dệt lên những tấm thẩm. Phẩm nhuộm thảm được chế biến từ tất cả các loại cây, rễ cây và những nguyên tố thiên nhiên khác nhau (tuyệt nhiên không dùng các loại hóa chất công nghiệp) nên thảm giữ được độ bền mầu rất lâu.
Len, lụa, cotton là những chất liệu được ưu tiêu hàng đầu để dệt lên những tấm thẩm. Phẩm nhuộm thảm được chế biến từ tất cả các loại cây, rễ cây và những nguyên tố thiên nhiên khác nhau (tuyệt nhiên không dùng các loại hóa chất công nghiệp) nên thảm giữ được độ bền mầu rất lâu.
Nếu tấm thảm có tuổi thọ 40 - 50 năm, giá trị của nó sẽ tăng 10 - 20%.Thông thường, sau khi sử dụng thảm để trải sàn nhà khoảng 50 -100 năm, người ta sẽ treo thảm lên tường để làm vật trang trí.
Ngày nay, thảm Ba Tư đã trở thành thương hiệu nổi tiếng trên toàn thế giới, khi nói đến đất nước Iran người ta sẽ nghĩ ngay đến những tấm thảm Ba Tư tinh xảo. Theo lẽ thường, những thứ có giá trị thường hay bị sao chép, trên thị trường từ lâu đã xuất hiện những tấm thảm Ba Tư xuất xứ từ Trung Quốc, Afghanistan..
"Tôi cảm thấy rất vui vì điều đó cho thấy rằng thảm của chúng tôi phải có giá trị như thế nào mới khiến họ phải sao chép nhiều như vậy", ông Mohammad Ebrahim Hatamifar, giám đốc Safa Carpet cho hay.
Lịch sử dệt thảm Iran đã gắn liền với lịch sử của đất nước này từ hơn 2500 năm trước. Do đó, những tấm thảm không chỉ là nghệ thuật đơn thuần mà nó còn mang ý nghĩa lịch sử to lớn của người Iran. Ở mỗi thành phố mang một nét văn hóa riêng, nên trong 10.000 tấm thảm lại có những phong cách hoàn toàn khác nhau. Điều này chỉ có người Iran mới làm được trên thế giới.
"Những tấm thảm xuất xứ từ các quốc gia khác không chứa đựng lịch sử của đất nước Ba Tư trong đó, nó chỉ đơn thuần là sao chép các họa tiết của chúng tôi mà thôi".